Liên hệ trực tuyến

Đăng Ký Cho Nhóm Kỹ Thuật

 Tất cả các máy tính trên thế giới hiện nay hầu hết đều không thể hoạt động nếu thiếu vắng phần mềm.

Vậy phần mềm là gì? Có những loại phần mềm nào? Vâng, hy vọng là sau khi bạn đọc xong bài viết này thì các bạn sẽ có thêm hiểu biết về phần mềm máy vi tính. OK. Let’s go !

phan-mem-may-tinh-la-gi

Nếu quan sát kỹ thì bạn sẽ thấy máy vi tính gồm 2 phần cơ bản, đó là: Phần cứng và phần mềm. Phần cứng là những gì ta có thể nhìn thấy và sờ được, cầm được, đập được.

Còn phần mềm là những gì mà ta có thể nhìn thấy hoặc là không nhìn thấy, nó được cài đặt mặc định hoặc do người dùng tự cài đặt vào máy vi tính để điều khiển các phần cứng hoặc để đáp ứng yêu cầu cụ thể nào đó của người dùng.

Có 2 loại phần mềm cơ bản là: Phần mềm hệ thống và Phần mềm ứng dụng.

Phần mềm hệ thống: Đó là những phần mềm “lõi” để điều khiển máy vi tính: Ví dụ như BIOS (Basic Input/Output System – hệ thống xuất nhập cơ bản), OS (Operating System – hệ điều hành).

Nếu không có phần mềm hệ thống thì các phần mềm ứng dụng không thể nào được cài đặt, cũng như sử dụng được, và điều đó sẽ biến máy vi tính của bạn chẳng khác nào một cục đá to.

Chúng ta có thể kể đến một số hệ điều hành phổ biến hiện nay như: Windows của Microsoft, Mac Os của Apple, Linux do Linus Torvalds là tác giả.


Phần mềm ứng dụng: Như đã nói ở trên, đây là những phần mềm được viết ra nhằm phục vụ cho một hoặc nhiều mục đích cụ thể của người dùng.

Hiện nay có đến hàng ngàn phần mềm ứng dụng được viết bởi các lập trình viên là người nước ngoài, và cả các lập trình viên là người Việt Nam được đăng tải trên mạng Internet.

Điển hình như: Microsoft Office – bộ ứng dụng văn phòng do Microsoft phát triển, Unikey do tác giác Phạm Kim Long là tác giả, ứng dụng/ phần mềm diệt virus, malware, trojan như: Kaspersky Antivirus, Bitdefender,… phần mềm duyệt web: Internet Explorer (nay là Microsoft Edge Chromium), Google Chrome, FireFox… và bao gồm các ứng dụng độc hại như virus, trojan, malware…

Có rất nhiều phần mềm có thể được tìm thấy trên mạng Internet, bao gồm cả phần mềm trả phí và phhần mềm miễn phí.

Nếu có điều kiện kinh tế, lời khuyên chân thành là bạn nên lựa chọn các phần mềm trả phí để đạt được hiệu suất cao nhất khi làm việc, lợi ích của chúng là bạn sẽ sử dụng được đầy đủ tính năng và nhận được sự hỗ trợ từ nhà phát triển, cũng như thường xuyên được cập nhật lên các phiên bản mới nhất.

Tuy nhiên, nếu điều kiện kinh tế không cho phép, phần mềm miễn phí cũng là một lựa chọn tối ưu dành cho bạn, điển hình như các phần mềm trên hệ điều hành Linux, đa số chúng đều là phần mềm mã nguồn mở nên hoàn toàn miễn phí và dễ cài đặt.

Không nên hoặc hạn chế dùng các phần mềm crack để bẻ khóa bản quyền nhằm phòng ngừa các mã độc có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của máy vi tính nhé.

Okay, về cơ bản thì ngắn gọn và dễ hiểu vậy thôi. Nói chung là phần mềm/ ứng dụng được tạo ra để phục vụ cho một hoặc nhiều công việc trên máy tính, giúp đơn giản hóa quá trình làm việc của người dùng. Vậy nhé !