GPT Là Gì – Các Phân Vùng Trong Ổ Cứng Định Dạng GPT

Đi cùng với thắc mắc ở bài viết trước, nhiều bạn khi xem các bản ghost trên TIMT vẫn đặt ra một câu hỏi không hề nhỏ: GPT là gì ? nó có khác gì so với MBR và tại sao định dạng GPT thường đi với chuẩn UEFI, GPT có những phân vùng nào trên ổ cứng ? Cùng Tiện Ích Máy Tính tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
GPT Là Gì – Các Phân Vùng Trong Ổ Cứng Định Dạng GPT

GPT là gì ?

GPT – GUID Partition Table là một chuẩn quản lý thông tin phân vùng mới hiện nay là một phần nằm trong đặc tả EFI do Intel đưa ra, mô hình EFI giúp cho hệ điều hành có thể giao tiếp với firmware hệ thống. Nó được xây dụng trên Globally Unique dentifiers (GUID) để xác định các phân vùng ổ cứng một phần của tiêu chuẩn UEFI. Điều này có nghĩa là hệ thồng dựa trên tiêu chuẩn của UEFI phải dùng nó.
Với GPT, bạn có thể tạo không giớ hạng số phân vùng trên ổ cứng và tối đa 1ZB/1 phân vùng (1ZB bằng 1 tỉ TB), tuy nhiên trên hệ điều hành Windows chỉ giới hạn cho bạn 128 phân vùng và 256 TB/1 phân vùng và thay vì MBR chỉ có một nơi duy nhất lưu trữ thông tin phân vùng thì GPT có hai nơi như vậy, một ở đầu và một ở cuối để tránh việc một trong hai nơi bị hỏng hóc. Ở ổ cứng định dạng GPT thì toàn bộ phân vùng là Primary và không thể Set Active cho chúng như trên định dạng MBR.
Các phân vùng nhỏ (dung lượng 2MB) là các phân vùng sao lưu của phân vùng chính
Các phân vùng nhỏ (dung lượng 2MB) là các phân vùng sao lưu của phân vùng chính
Trên ổ đĩa MBR, dữ liệu phân vùng và khởi động được lưu trữ ở một nơi. Nếu dữ liệu này được ghi đè hoặc bị hỏng, bạn sẽ gặp rắc rối. Ngược lại, các GPT store có nhiều bản sao của dữ liệu này trên đĩa, vì vậy nó mạnh mẽ hơn nhiều và có thể phục hồi nếu dữ liệu bị hỏng. GPT cũng lưu dự phòng giá trị kiểm tra theo chu kỳ (CRC) để kiểm tra xem dữ liệu của nó có còn nguyên vẹn hay không – nếu dữ liệu bị hỏng, GPT có thể nhận thấy được vấn đề và cố gắng để phục hồi dữ liệu bị hư hỏng từ một vị trí trên đĩa. MBR không có cách nào biết được nếu dữ liệu của nó đã bị hỏng – bạn chỉ nhận biết có một vấn đề khi quá trình khởi động không thành công hoặc phân vùng ổ đĩa của bạn biến mất

Các phân vùng trong ổ cứng định dạng GPT

Theo lược đồ miêu tả, bạn có thể nhìn thấy có 1 primary GPT ở đầu và 1 secondary GPT ở cuối. Đây là những gì làm cho GPT hữu ích hơn MBR. GPT lưu trữ và backup header và parttion table vào cuối ổ đĩa để nó có thể được phục hồi nếu primary table bị hỏng. Nó cũng thực hiện checksum bằng CRC32 để phát hiện lỗi và những sai hỏng của header và patition table.
Các phân vùng trong ổ cứng định dạng GPT
Các phân vùng trong ổ cứng định dạng GPT
Phân vùng bên trái là dữ liệu chính còn phân vùng bên phải là dự liệu dự phòng để phục hồi khi có hư hỏng
Bạn có thể nhìn thấy một protective MBR ở sector đầu tiên của ổ cứng trong lược đồ. Thiết lập lai như vậy cho phép hệ thống BIOS có thể khởi động từ GPT sữ dụng boot loader lưu trữ trong các vùng mã của Protective MBR. Ngoài ra nó dùng bảo vệ GPT tránh những hư hại do các tiện ích đĩa không hiểu GPT.
Các phân vùng trong ổ cứng định dạng GPT
Các phân vùng trong ổ cứng định dạng GPT
Một ổ đĩa được chia ra làm nhiều LBA (Logical Block Addressing). Thông thường, một LBA có kích thước là 512 byte, tuy nhiên kích thước có thể thay đổi lên đến 1024 byte hoặc 2048 byte.
  • LBA đầu tiên sẽ có cấu trúc giống một ổ đĩa dạng MBR, nhằm giúp các phần mềm dựa trên MBR có thể “hiểu” được GPT nhằm tránh ghi đè.
  • LBA 1 sẽ gồm các header chứa GUID và thông tin về dung lượng, vị trí phân vùng.
  • Các LBA tiếp theo (2-33) chứa các GUID tương ứng với các phân vùng.
  • Một phiên bản của các LBA 1-33 sẽ được sao lưu ở vùng dữ liệu cuối của ổ đĩa.
Các phân vùng sẽ nằm sau LBA33, số lượng phân vùng trên lý thuyết có thể đạt đến vô hạn. Mỗi phân vùng sẽ được gán một GUID (Globally Unique Identifier) để đảm bảo tính duy nhất của các phân vùng.

Tính tương thích

MAC OS X sử dụng mặc định GPT và bạn không thể cài đặt (nếu không có thay đổi và hack) trên MBR. MAC OS X có thể hiểu được MBR nhưng nó không thể cài đặt trên đó.
Hầu hết các kernel Linux đều hổ trợ cho GPT. Trừ khi bạn biên dịch kernel riêng và không thêm tính năng này trong trong đó, bạn sẽ không gặp bất kỳ vấn đề gì với các distro (viết tắt của Linux distribution) yêu thích của mình khi dùng GPT. Có một điều cần lưu ý, bạn sẽ phải dùng bootloader GRUB 2.
Windows, để khởi động với GPT bạn sẽ phải dùng Windows 64 bit từ Windows 7 trở về sau này. Đối với các máy tính được cài sẵn hiện tại thường sẽ cài sẵn Windows 8 64 bit, chúng thường đi chung với GPT. Đối với Windows 7 trở về trước thì thường dùng MBR thay cho GPT. Tóm lại để sử dụng GPT bạn phải cài hệ điều hành Windows 7/8/8.1/10 phiên bản 64 Bit

Những ưu và nhươc điểm của một ổ đĩa dạng GPT 

Ưu điểm

  • Cho phép tạo đến 128 phân vùng primary.
  • Cho phép dung lượng ổ đĩa vượt quá 2 TB (mức giới hạn đối với ổ đĩa dạng MBR)
  • Tích hợp CRC32, một cơ chế kiểm tra lỗi, tăng tính ổn định cho bảng phân vùng.
  • Mỗi phân vùng sẽ tương ứng với một GUID, thuộc tính và kiểu phân vùng sẽ do GUID quyết định.

Nhược điểm

  • Là chuẩn mới nên gây khó khăn cho các bạn khi cài đặt hoặc ghost
  • Chỉ hỗ trợ các phiên bản Windows 64 Bit
Mới hơn Cũ hơn