Android đang là nền tảng hệ điều hành Mobile phổ biến nhất hiện nay, và tất nhiên là đa số các thiết bị di động, thiết bị thông minh hiện nay đều sử dụng hệ điều hành này.
Đây là một nền tảng hệ điều hành được Google phát triển, và cái cách họ đặt tên cho những phiên bản của hệ điều hành này cũng rất thú vị các bạn ạ.
Chính vì thế, trong bài viết này các bạn hãy cùng mình tìm hiểu xem tên gọi qua các phiên bản của Android từ trước đến nay được đặt dựa trên ý tưởng như thế nào nhé.
#1. Những cái tên theo từng phiên bản Android
Từ khi xuất hiện và được sử dụng làm hệ điều hành cho di động, Android đã có 1 thập kỉ phát triển, với 14 phiên bản tổng cộng.
Đương nhiên là phần lõi (Android gốc) chứ không phải hệ điều hành tùy biến mà mình đã nhắc tới trong bài viết trước.
Trong đó, các phiên bản giống nhau hoặc nâng cấp không quá đáng kể, ví dụ như Android 8.0 và 8.1, sẽ có cùng 1 cái tên. Cụ thể như sau:
- Android 1.5 mang tên Cupcake: Loại bánh nướng được đựng trong giấy hay cốc.
- Android 1.6 tên là Donut: Bánh Donut thôi.
- Android 2.0 và 2.1 tên là Eclair: Bánh ngọt có nhân kem và phủ kem bên trên.
- Android 2.2 Froyo: Sữa chua.
- Android 2.3 mang tên Gingerbread: Bánh gừng.
- Android 3.0 đến 3.2 tên là Honeycomb: Tảng ong, theo như Wikipedia thì là 1 cấu trúc gồm hàng loạt lỗ hình lục giác do ong tạo ra, chứa mật ong
- Android 4.0 tên là Ice Cream Sandwich: Bánh Sandwich nhân kem
- Android 4.1 đến 4.3 là Jelly Bean: Kẹo dẻo hình hạt đậu, giống như chíp chíp vậy.
- Android 4.4 là Kitkat: Bánh socola Kitkat.
- Android 5.0 và 5.1 là Lolipop: Kẹo mút.
- Android 6.0 là Marshmallow: Kẹo xốp bông gòn.
- Android 7.0 và 7.1 là Nougat: Một loại kẹo làm từ đường hay mật ong, nhân 1 số loại hạt hoặc quả nhỏ.
- Android 8.0 và 8.1 là Oreo: Chắc chả ai là không biết bánh Oreo nhỉ.
- Android 9 tên là Pie: Chỉ chung các loại bánh đựng bằng đĩa, có nhân và vỏ cứng khi nướng.
- Android 10 là Q: Đơn giản chỉ là Q, không còn bánh kẹo gì hết!
=> Như vậy các bạn có thể thấy ngay một điều là từ trước tới nay hệ điều hành Android luôn lấy tên dựa trên ý tưởng của những chiếc bánh. Cho đến phiên bản Android 10 (tức là Android Q) thì họ đã không còn lấy ý tưởng như vậy nữa.
#2. Ưu và nhược điểm của những cái tên mà Android đã đặt
Ưu điểm mà những cái tên này mang lại là làm cho những phiên bản của Android trở nên độc đáo, thú vị khi được gọi với những cái tên như vậy.
Và mỗi phiên bản cũng có logo Android kèm theo loại bánh tương ứng, khá là ngộ ngĩnh. Người ta cũng có thể sử dụng cái tên thay vì liệt kê nhiều phiên bản Android tương đồng nhau.
Còn nhược điểm thì sao: Vâng, do nó là tiếng Anh, và nhiều loại bánh cũng không quá phổ biến đối với toàn bộ người dùng trên thế giới, nên chúng rất khó nhớ.
Trên các diễn đàn lớn của thế giới như Quora, Reddit hay XDA, những tác giả thường sử dụng các cái tên để chỉ các bản Android thay vì ghi số của phiên bản, nên với những người đọc ít biết về công nghệ, họ sẽ phải mất rất nhiều thời gian để hiểu được toàn bộ bài viết. Và những cái tên này cũng không theo thứ tự của bảng chữ cái Latinh.
Có vẻ Google đã lắng nghe những phàn hồi tiêu cực của người dùng về tình trạng này, chính vì thế với phiên bản Android 10 sắp ra mắt thì chỉ có tên là Android Q thôi.
Theo đó thì có thể Google sẽ đặt tên các phiên bản theo bảng chữ cái Latinh với Android 9 là Android Pie, và Android 10 là Android Q. Nhiều khả năng Android 11 sẽ có tên là Android R
Dù sao thì việc Google bỏ cách đặt tên cũ của Android sẽ làm hệ điều hành này có khả năng toàn cầu hóa cao hơn, dễ đọc và phát âm hơn với toàn thế giới.
Các bạn nghĩ sao về cách đặt tên mới cho Android của Google? Để lại ý kiến của bạn phía dưới phần comment nhé ^^
Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn!